Đèn led âm trần khi sử dụng lâu vẫn sẽ xảy ra hiện tượng tối và cháy. Vì thế cần thực hiện các cách tháo đèn led âm trần để thay thế sao cho đúng.
Hiện nay đa số các gia đình, chung cư, biệt thự, văn phòng,… đều sử dụng các loại đèn led âm trần. Tuy nhiên là một sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội, tuổi thọ cao, thẩm mỹ đẹp. Nhưng nếu sử dụng lâu dài và có thể sẽ gặp sự cố về đường điện. Đèn led âm trần vẫn có thể sảy ra hiện tượng hỏng hóc và tối đi xấu là có thể bị cháy cục nguồn. Do đó mà chúng ta cần phải thay thế sửa chữa khi phát hiện đèn bị hỏng.
Để tránh sự lãng phí cho việc thay thế đèn những chiếc đèn hỏng tại nhà. Chúng ta cần phải lắm rõ được các cách tháo lắp đèn led âm trần sao cho đúng. Vậy hôm nay ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nhé !
Khi nào cần tháo đèn LED âm trần?
Khi đèn âm trần bị hỏng và cần tháo để thay thế ngay lập tức. Hay đơn giản chỉ là anh/chị đang có nhu cầu nâng cấp loại đèn LED âm trần cao cấp hơn.
Trường hợp đèn LED âm trần bị một vài sự cố như nhấp nháy, chập chờn thì anh/chị nên tham khảo và kiểm tra các nguyên nhân như:
- Điện áp đầu vào và nguồn điện cấp của đèn LED âm trần không ổn định hoặc không phù hợp.
- Sử dụng Driver đi kèm kém chất lượng hoặc đã bị hỏng (nguyên nhân có thể do bộ tản nhiệt hoạt động không tốt dẫn đến nóng và hỏng Driver).
- Đèn của anh/chị đang ở môi trường ẩm hoặc đã bị ngấm nước. Nhưng đèn lại không có chức năng chống thấm nước hoặc chỉ số IP quá thấp.
LƯU Ý: Hãy lựa chọn đèn âm trần mới cùng loại hoặc có các thông số kỹ thuật tương đương như điện áp vào, điện áp ra. Hoặc kích thước lỗ khoét để tránh các sự cố không mong muốn. Trường hợp đèn LED âm trần bị một vài sự cố như nhấp nháy, chập chờn thì anh/chị nên tham khảo và kiểm tra.
Nên nhớ số công suất của đèn cũ để lựa chọn công suất cho đèn mới. Sao cho phù hợp với mật độ ánh sáng cũng như diện tích của không gian để tiết kiệm chi phí. Hiện nay các loại đèn được chia theo các công suất phổ biến như: đèn LED âm trần 5w, đèn LED âm trần 7w, đèn LED 9w âm trần, đèn LED 12w âm trần, đèn downlight âm trần 18w.
Hướng dẫn cách tháo đèn LED âm trần đúng kỹ thuật
Bước 1
Tắt nguồn điện cung cấp cho đèn LED ( Bạn nên tắt điện tại đầu nguồn để đảm bảo nguồn điện đã hoàn toàn bị ngắt nhé ). Đây thực sự là bước làm bạn phải lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Để an toàn hơn, tốt nhất bạn nên dùng bút thử điện để thử tại nơi có jack cắm điện.
Bước 2
Dùng 1 lực vừa phải kéo phần mặt đèn hướng thẳng xuống dưới để tháo đèn ra khỏi lỗ khoét. Tiếp đó bóp 2 tai cài của đèn nằm ở phía tròn trần thành 1 góc 90 độ – và bạn sẽ lấy được bóng đèn ra khỏi vị trí lắp đặt.
Bước 3
Tìm jack nối giữa đèn LED và bộ nguồn LED driver, sau đó bạn vẫn nên dùng bút thử điện một lần nữa trước khi thay bóng đèn LED âm trần để xem điện đã hoàn toàn mất hay chưa. Nếu nguồn điện đã mất bạn tiến hành tháo đèn LED và Driver ra khỏi dây nguồn để tiến hành kiểm tra đèn.
Trường hợp 1
Bạn thấy Driver ( Cục nguồn ) của đèn LED bị cháy hoặc có hiện tượng biến dạng. Vì nhiệt thì bạn có thể thay Driver mới để xem bóng đèn LED có sáng hay không. Trong trường hợp này, dù đèn có sáng thì bạn vẫn nên thay cả bóng đèn. Và cả Driver vì chiếc Driver đó đã có sự biến đổi về hình dạng, sẽ không còn bền nữa và gây nguy hiểm về cháy nổ.
Trường hợp 2
Và ngược lại, nếu bạn thấy Driver vẫn nguyên vẹn thì bạn có thể lắp thử một bóng đèn LED khác và thử xem có sáng không. Nếu đèn sáng thì bạn vẫn có thể dữ Driver lại để sử dụng tiếp và thay bóng đèn mới. Nếu đèn không sáng thì bạn cần thay cả bộ.
Trường hợp 3
Trong trường hợp dù bạn đã thay cả một bộ hoàn toàn mới. Mà khi thử đèn không sáng thì bạn cần kiểm tra đường dây có đứt hay không. Vì đường dây đèn LED có đặc thù thả trên trần thạch cao hoặc chạy nổi nên dễ bị chuột cắn. Hoặc đứt do các tác động khác.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn dù gặp trường hợp nào ở trên. Thì bạn vẫn nên thay đèn âm trần theo bộ để đảm bảo sản phẩm hoạt động tốt nhất.
Bước 4
Sau khi lấy bóng mới bạn chỉ cần đấu nối Driver của đèn với hệ thống nguồn điện đã được đính sẵn trên trần thạch cao. Bởi đa số các loại bóng đèn LED âm trần trên thị trường đều có 2 bộ phận tách rời nhau. Đó là phần nguồn Driver và phần thân đèn được kết nối với nhau nhờ khớp nối.
Bước 5
Đây là bước khá quan trọng, bạn đưa Driver cùa đèn LED vào lỗ khoét. Sau đó bóp phần thanh gài để đưa đèn vào cố định sâu trong lỗ khoét. Cần cân chỉnh chính xác chắc chắn để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Với những bước trên, chắc hẳn bạn đã hoàn toàn hiểu rõ cách tháo đèn LED âm trần đúng tiêu chuẩn. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể thay thế đèn tại nhà một cách an toàn.